Nữ sinh tí hon và nghị lực vượt lên tật nguyền

Ở khu giảng đường Trường ĐH Quảng Nam dường như ai cũng quen thuộc với bước chân của cô sinh viên nhỏ bé, cao chưa đầy 1m. Phong cách tự tin, vui vẻ và đặc biệt là sở thích hát tiếng Anh của cô đã khiến mọi người phải ngạc nhiên mỗi khi tiếp xúc.
"Hiệu tí hon" Qua lời giới thiệu của thầy giáo Đào Văn Thanh, Phó bí thư Đoàn Trường ĐH Quảng Nam, chúng tôi không khó để tìm đến nhà em Tường Hiệu bởi cái tên “Hiệu tí hon” đã quá đỗi quen thuộc với người dân nơi đây.

 Đón chúng tôi ở căn nhà trên đường N10, khu dân cư số 1, khối 8, phường An Mỹ, TP Tam Kỳ, Quảng Nam là một “cô bé” chỉ cao xấp xỉ 1m nhưng rất tự tin trong giao tiếp.
 Ít ai ngờ tới đằng sau dáng người thấp bé và chứng bệnh vẹo cột sống bẩm sinh kia là cả một nghị lực phi thường của “cô bé hạt tiêu” mang tên Tường Hiệu. Vượt lên mặc cảm về bản thân, Hiệu đã miệt mài đèn sách và nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội để hôm nay, cái tên Nguyễn Cao Tường Hiệu đã trở nên rất quen thuộc với các bạn sinh viên của Trường ĐH Quảng Nam. Thế nhưng, để có được ngày hôm nay, đằng sau đó là cả một quãng đường dài mà Hiệu đã phải trải qua bằng chính nghị lực của mình.

Là con thứ hai trong một gia đình có ba chị em gái, ban đầu Hiệu sống cùng gia đình ở khối phố 2, thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam. Những năm đầu tiểu học, gia đình Hiệu vẫn còn nhớ như in những trang nhật ký của cô bé mới học lớp 2, thậm chí còn chưa viết thạo ngày ấy.
Bên trong căn nhà ấm cúng, mẹ Hiệu, cô Ngô Thị Thu Hà kể lại: “Hồi đó hắn viết nhật ký trên máy vi tính nhưng lại cài mật khẩu riêng, cả nhà chẳng ai biết. Một lần tình cờ ba hắn đọc được những dòng nhật ký của hắn mà vừa sửng sốt, vừa thương hắn đến khóc. Mới lớp 2 mà đã biết mặc cảm, biết buồn, cho rằng ba mẹ không thương khi đi chơi xa, đi về quê thăm bà con đều không cho hắn đi. Hồi nớ hắn có biết là vì sức khỏe hắn kém, đi xa đâu có dám cho đi mô, mà cứ nghĩ là ba mẹ không thương. Đọc nhật ký của hắn mà cả nhà rơi nước mắt luôn rứa”. Cô Hà còn cho biết thêm, khi hai tháng tuổi, phát hiện Hiệu bị bệnh, gia đình đã đưa đi chữa trị khắp nơi. Chưa đầy 1 tuổi, Hiệu được bố mẹ đưa vào TPHCM điều trị. Lúc ấy các bác sĩ cho biết vì thể trạng Hiệu quá yếu, phải đợi đến 14 tuổi mới phẫu thuật được. Sau này, khi đã đủ 14 tuổi, gia đình lại đưa Hiệu vào để phẫu thuật nhưng sức khỏe em lại không thể đáp ứng được cho ca phẫu thuật nên gia đình đành phải đưa Hiệu trở về nhà.
 Những kỳ tích “vàng” Theo lời kể của cô Ngô Thị Thu Hà, suốt thời gian đi học, không ít lần Hiệu lên cơn đau, phải nhờ bạn bè đưa về nhà. Mặc dầu vậy, với tinh thần “thép” của mình, Hiệu không những không nản lòng mà coi phấn đấu học tập, đem đến niềm vui cho gia đình bằng những bảng thành tích dày cộm. Vật bất ly thân của Hiệu từ lúc đó đến giờ là một khối xốp hình hộp mà ba Hiệu làm cho Hiệu để có thể ngồi học. Cũng nhờ cục xốp này mà hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Quảng Nam trong kì thi năm vừa rồi nhớ như in về trường hợp của Hiệu, khi cô học trò nhỏ phát khóc vì không thể thuyết phục được giám thị cho mang vào phòng thi để ngồi làm bài. Lần đó, cô học trò nhỏ được giám sát gắt gao. Và Hiệu đã làm nên kì tích: đỗ thủ khoa khối D của Trường ĐH Quảng Nam trong sự vui mừng của gia đình và kì vọng của thầy cô, bạn bè, nhất là bạn bè lớp 12/5 Trường THPT Trần Cao Vân, nơi mà Hiệu trải qua ba năm cấp 3 sau khi gia đình chuyển vào TP Tam Kỳ sinh sống.

 Chia sẻ với chúng tôi, Hiệu cho biết: “Việc học ở môi trường ĐH quả thực còn rất nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất là sức khỏe của em ngày càng kém đi, nhiều lúc phải bỏ dở buổi học. Nhưng dù khó khăn đến đâu, em sẽ quyết tâm hết sức mình để theo đuổi ước mơ làm một cô giáo dạy Anh Văn đã theo em từ nhỏ”.
VNJobs
Nguồn Internet

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Thông tin dành cho người khuyết tật

Máy tính nhỏ - Niềm vui lớn cho Người khuyết tật

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vưc công nghệ thông tin, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện không sử dụng đến những chiếc máy vi tính cũ đã khá lạc hậu tuy nhiên sử dụng cơ bản vẫn tốt ...!!!

2013-12-12 15:39:20

Đứng dậy để tạo cảm hứng cho người khác

Sri Lestari không muốn khuyết tật ngáng bước chân mình. Nỗ lực làm lại cuộc đời của người phụ nữ kém may mắn này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật tại Indonesia.

2013-08-13 09:52:17

Khảo sát thị trường

Bạn tìm việc trực tuyến như thế nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
 Tôi không tìm việc trên mạng trực tuyến
 Vào trực tiếp trang web của các công ty
 Sử dụng các công cụ mạng xã hội (ví dụ Twitter, social media groups, etc)
 Sử dụng lưu tìm kiếm/ thông báo việc làm trên các trang web
 Gõ vào công cụ tìm kiếm của các trang web việc làm
 Gõ vào các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, etc...)