Một người khuyết tật đa tài

Lê Đức Hiền là một trong số ít những người khuyết tật thành đạt với khá nhiều nghề: Kỹ thuật thiết kế và sửa chữa điện, điện tử, điện thoại... Hiện anh đang làm Giám đốc Cơ sở gỗ mỹ nghệ vươn lên, chuyên "sản xuất, kinh doanh, tư vấn, dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật", tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.

Khởi nghiệp của cậu bé khuyết tật

Bị liệt hai chân từ nhỏ do di chứng sốt bại liệt nên cuộc sống của Lê Đức Hiền phải gắn chặt với chiếc xe lăn. Biết mình không có sức khoẻ như các bạn cùng trang lứa nên Đức Hiền luôn có ý thức vươn lên. Trước kia, khi anh còn nhỏ, gia đình anh có một cửa hàng tạp hoá do mẹ buôn bán, còn cha anh thì làm nghề mộc nên kinh tế gia đình cũng tạm ổn, mặc dù cha mẹ anh sinh khá nhiều con.

Hằng ngày, sau những giờ đến trường, anh lại ra tiệm ngồi trông coi hàng giúp mẹ. Nhờ đó mà anh học được nghề sửa đồng hồ của một ông thợ sửa đồng hồ người Trung Quốc đang để nhờ tủ đồ nghề trước cửa tiệm của mẹ. Đến khi thầy nghỉ nghề thì người trò nhỏ đã có thể nối nghiệp của thầy một cách thành thạo. Và cũng chính nghề này đã bước đầu tạo vốn cũng như giúp cho anh khởi nghiệp một cách tự tin.

Vốn tính ham học hỏi cộng với ý nghĩ hỏng nghề này thì làm nghề khác nên anh đã cố gắng học để có thật nhiều kiến thức. Chính vì vậy mà cứ thấy cái gì hay anh cũng muốn tìm hiểu và cố làm thử mỗi khi có dịp, từ nghề đan rổ rá đến bó chổi, may vá, thợ mộc… anh đều làm được và đem bán để lấy tiền thuê truyện, mua sách.

Đầu tiên, anh làm nghề sửa đồng hồ, rồi do ham học, anh tự mày mò tìm nguyên vật liệu làm theo các thí nghiệm trong sách vật lý, hoá học phổ thông. Anh tìm mua sách dạy sửa chữa điện, điện tử về tự học và tự sửa chữa đồ điện gia dụng, máy móc trong nhà và cho người quen.

 

Dần dần, anh mạnh dạn nhận radio cassette của khách hàng về sửa. Gặp các tình huống khó thì anh nghiên cứu kỹ và đánh dấu, rồi tìm đến thợ giỏi để nhờ sửa sau đó mang về mở ra tìm hiểu, ghi chép rút kinh nghiệm. Nhờ vậy mà tay nghề của anh dần cứng lên. Anh xin đi học để có kiến thức cơ bản và chứng chỉ hành nghề.

Nhờ nổi tiếng là người "khuyết tật nhưng có tài và rất uy tín" nên khách hàng tìm đến anh ngày càng đông. Ngoài ra, anh cũng đã thiết kế, chế tạo được khá nhiều thiết bị và dụng cụ hữu ích, từ các loại mạch thay thế, ứng dụng cho nghề điện, điện tử… đến các máy móc, thiết bị thay thế chuyên ngành như: máy báo điện do bưu điện đặt hàng, máy báo động với nhiều chủng loại.

Ngày còn nhỏ, do đau ốm quặt quẹo nên anh thường được gia đình đưa đi chữa trị khắp nơi, từ các thầy thuốc đông y cho đến tây y. Dù còn nhỏ nhưng mỗi lần đi chữa bệnh là anh lại chú ý đến việc chữa trị, châm cứu của những thầy thuốc đông y, cái gì không biết là anh hỏi ngay.

Lâu dần, anh mượn sách của các thầy về đọc, nghiên cứu. Sau bao năm mày mò nghiên cứu, anh bắt tay vào công việc chẩn trị và châm cứu. Dần dần khi tay nghề đã vững, thấy mình có thể hành nghề được, anh lại mở thêm "Tổ chẩn trị đông y châm cứu TBP" và nhận người khuyết tật dạy nghề.

Nhờ tính cẩn thận lại đặt mục tiêu cứu người lên trên hết nên bệnh nhân tìm đến anh ngày càng đông. Anh bắt mạch, châm cứu và phát thuốc chữa bệnh miễn phí, chỉ cần người bệnh, nếu có thể, đem đến cho anh những loại cây thuốc mà anh đã liệt kê trên bảng treo ở phòng khám bệnh là được. Sau này anh có tham gia lớp học châm cứu của Giáo sư Nguyễn Tài Thu.

Giám đốc đa tài và những giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật

Năm 1995, anh bắt đầu đứng ra thành lập Hội Người khuyết tật, với tên gọi ban đầu là Hội Tương trợ tàn bất phế (gọi tắt là Hội TBP) cùng với sự tham gia của 66 người khuyết tật. Sau này, Hội đổi tên thành Hội Người tàn tật tương trợ vươn lên.

Những năm sau đó, khi việc kinh doanh của anh đang thời thịnh đạt và hoạt động của Hội TBP cũng đang lúc phát triển nên có nhiều người khuyết tật tìm đến xin học nghề. Sau bao đêm trăn trở, suy nghĩ, anh nhận ra rằng chỉ có nghề thủ công mỹ nghệ là thích hợp nhất với người khuyết tật. Anh liền mời một số nghệ nhân đến dạy nghề và gia công hàng gỗ mỹ nghệ giúp người khuyết tật.

Nhân dịp này, anh lại học thêm được một nghề mới nữa để có thể hướng dẫn anh em chế tác và tạo mẫu. Khởi đầu, anh tự bỏ vốn và lấy tên là cơ sở mỹ nghệ tương trợ TBP Đức Hiền, chuyên sản xuất, gia công: Tranh ghép gỗ và điêu khắc tạo dáng gốc rễ cây. Mà nguyên vật liệu chính là từ gỗ vụn của các xưởng mộc loại ra và tận dụng những bộ gốc rễ cây (đa số là lấy gốc của cây cà phê dọn vườn, hiện có rất nhiều ở địa phương Xuân Lộc) đã bị khai thác lấy phần thân làm củi rồi bỏ lại.

Đến năm 2001, anh cho đổi tên là "Cơ sở mỹ nghệ vươn lên", chuyên sản xuất, kinh doanh, tư vấn, dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật. Cơ sở hiện có 28 lao động chính thức thường xuyên và hơn 30 người làm theo thời vụ, trong đó trên 80% là người khuyết tật. Với mức lương trung bình của một công nhân hiện nay là 900.000đ/người.

Mặc dù là một nhà kinh doanh nhưng anh lại có khả năng về một số lĩnh vực khác như: văn thơ, âm nhạc, cờ tướng và tướng thuật. Cho đến nay với bút danh Xuân Đức, anh đã sáng tác được 4 tập thơ và xuất bản được 2 tập "Chứa chan" và "Mưa nhớ mẹ", cùng nhiều bài thơ, bài viết, tham luận, tiểu phẩm… dưới nhiều bút danh khác và cũng đã được một số báo, đài đăng tải.

Trong đó có một số bài thơ đã đoạt giải và bằng khen, như tập thơ "Mưa nhớ mẹ", bài thơ "Như vượt biển". Hiện anh đang chuẩn bị cho xuất bản tập thơ "Đồng cảm".

Vừa qua tại TP Hồ Chí Minh - 2 sản phẩm "Máy điện châm DH/K102" và "Máy bẫy chuột liên hoàn" của anh đã đoạt giải sáng tạo kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai và được Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Hoàng Văn Phong trao 2 cúp vàng tại Hội chợ Thiết bị công Nghệ Việt Nam - Techmart Vietnam 2005.

Cùng với những nỗ lực tự thân không mệt mỏi của anh và nhất là nhờ có được bàn tay chăm sóc, sự cảm thông, chia sẻ của người bạn đời nên anh chị đã từng bước cùng nhau gây dựng sự nghiệp. Đến nay, họ đã có được một mái ấm gia đình hạnh phúc, kinh tế ổn định với 5 người con, 3 trai, 2 gái, khoẻ mạnh và thông minh. Đã khá thành công nhưng anh vẫn luôn tự động viên và nhắc mình: "Một cái hầm tối chưa hẳn là không có khe hở - hãy cố lần mò tìm kiếm rồi sẽ ra" và điều đặc biệt là phải "Luôn giữ vững tinh thần lạc quan và nhân ái"

Hải Yến

vnjobs.com.vn
Theo ca.cand.com.vn

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Thông tin dành cho người khuyết tật

Máy tính nhỏ - Niềm vui lớn cho Người khuyết tật

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vưc công nghệ thông tin, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện không sử dụng đến những chiếc máy vi tính cũ đã khá lạc hậu tuy nhiên sử dụng cơ bản vẫn tốt ...!!!

2013-12-12 15:39:20

Đứng dậy để tạo cảm hứng cho người khác

Sri Lestari không muốn khuyết tật ngáng bước chân mình. Nỗ lực làm lại cuộc đời của người phụ nữ kém may mắn này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật tại Indonesia.

2013-08-13 09:52:17

Khảo sát thị trường

Bạn tìm việc trực tuyến như thế nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
 Tôi không tìm việc trên mạng trực tuyến
 Vào trực tiếp trang web của các công ty
 Sử dụng các công cụ mạng xã hội (ví dụ Twitter, social media groups, etc)
 Sử dụng lưu tìm kiếm/ thông báo việc làm trên các trang web
 Gõ vào công cụ tìm kiếm của các trang web việc làm
 Gõ vào các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, etc...)