Dù kém may mắn...

35 Tuổi, kém may mắn hơn người khác, "thọt" chân mà trở thành một giám đốc thành đạt đã hiếm, nhưng lại là ông chủ của nhiều công ty thì đúng là rất hiếm. Cùng với người vợ khiếm thính của mình anh Phạm Trọng Hoàn đã vượt qua tự ti mặc cảm để làm nên thành công, trở thành Giám đốc Công ty May - Dệt HT Song Long -Thái Bình.

Nụ cười rạng rỡ của giám đốc khuyết tật Phạm Trọng Hoàn.

"Không bao giờ biết mặc cảm"

Đó là câu nói của vị giám đốc trẻ này xuyên suốt trong cuộc nói chuyện với chúng tôi.
Anh sinh năm 1976 tại Thái Thụy-Thái Bình, anh Hoàn bị tai nạn ô tô năm 9 tuổi. Bên chân phải anh biểu hiện teo dần rồi bại liệt, gia đình đã cố gắng vay mượn tiền chạy chữa nhưng vô vọng. Ở tuổi đến trường nhìn bạn bè hớn hở cặp sách đi học cậu thấy tủi thân, “cảm giác lúc đó thực sự đau khổ, cứ nghĩ không còn một bàn chân bị liệt và nằm soài một chỗ không được tiếp tục đến trường, tôi thấy tủi than vô cùng… Thế là tôi quyết tâm phải đi học lại cho bằng được” - Anh Hoàn chia sẻ.

Mọi sinh hoạt của anh đều gặp vô vàn khó khăn, khổ nhất là việc đi lại, chân tê liệt chỉ biết ngồi ở nhà nhìn ra bên ngoài. Chuyện tắm giặt, cơm nước một tay do mẹ anh lo toan, thời gian đầu anh tự ti, mặc cảm không dám ra khỏi nhà. Song dần dần anh nghĩ, mình không thể suốt đời là một gánh nặng cho gia đình. Nên ngày ngày anh Hoàn tập bò, rồi tập đi lại bằng chiếc xe lăn dành cho người bị liệt chân và cuối cùng cũng có thể tự đến trường bằng đôi chân tật nguyền.

Năm lớp 8 anh phải nghỉ học do kinh tế gia đình khó khăn. Anh xin gia đình đi học nghề sửa điện dân dụng của lớp học dành cho người khuyết tật do Sở lao động Thương binh – Xã hội Thái Bình tổ chức. Cũng thời gian này anh dành thời gian vào việc học và tìm hiểu nghề may dệt. Từ đây, ước mơ giúp người khuyết tật trong anh bắt đầu loé sáng.

Sau 3 năm học nghề anh trở thành người thợ thành thục và bắt đầu thử sức mình ở nhiều công ty may dệt khác nhau trong tỉnh. Năm 2002, với số vốn tích luỹ được, anh Hoàn mở một xưởng may dệt nhỏ. Thời gian đầu mới thành lập, xưởng may gặp phải vô vàn khó khăn, nhất là về công nhân và mặt quản lý, lúc này xưởng may của anh chỉ vẻn vẹn có 6 công nhân.

Với khả năng kinh doanh, anh Hoàn tiếp tục tìm hiểu về thị trường dệt may và học hỏi kinh nghiệm quản lý, tổ chức công việc từ các doanh nhân thành đạt. Sau đó, anh mạnh dạn vay vốn và đầu tư kinh phí gần 3 tỉ đồng thuê đất và mở công ty may dệt Song Long với diện tích 3.800m2. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất và thu hút nhiều nhân công lao động, nhất là người khuyết tật.

Điều đặc biệt, anh liên tục mở nhiều lớp trực tiếp dạy nghề miễn phí và tạo việc làm cho nhiều người khuyết tật trong tỉnh Thái Bình. Hiện tại, anh đang làm giám đốc công ty HT Song Long với số lượng hơn 100 lao động trong đó hơn nửa là người khuyết tật.

Sản phẩm dệt may của công ty chủ yếu là quần áo, giầy dép… Nguồn tiêu thụ hàng của công ty khá mạnh cả trong và ngoài tỉnh, nhưng số đông là khách đặt hàng từ Đài Loan và Đức. Mỗi tháng trừ mọi chi phí, doanh thu của công ty anh lên tới 600 triệu đồng. Ngoài công ty dệt may, anh Hoàn còn là chủ của hai tiệm kim hoàn lớn và có nguồn thu cao. Anh vẫn đang tiếp tục tích luỹ vốn để mở thêm nhiều xưởng may với diện tích 500 – 1.000m2 ở các địa phương trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi giúp người khuyết tật có thể học nghề và làm việc tại xưởng may.

Không chỉ vậy, ngay tại thị trấn Đông Hưng - Thái Bình có 2 cửa hàng vàng bạc Hoàn Thủy do anh tự lập làm nên, hoạt động buôn bán 13 năm nay với gần 20 nhân lực do chị Thủy quản lý.

Với đôi tay khéo léo, anh cũng từng mở cửa hàng thêu tranh để bán với 15 người, toàn bộ mẫu hàng là do anh tự thiết kế ra mẫu.

Thể hiện mình ở mọi nơi

Công nhân trong công ty HT Song Long phần đông là người khuyết tật, thế nhưng sự sắp xếp, phân bố công việc phù hợp, thuận lợi đã thúc đẩy công ty phát triển mạnh mẽ. Ở đây, mọi công nhân lao động và người khuyết tật được đóng bảo hiểm lao động và hưởng mọi chế độ ưu đãi như công nhân viên nhà nước. Mức lương của công nhân từ 1,5 triệu đến 2 triệu/tháng, một thu nhập không nhỏ đối với người khuyết tật, thậm chí trong công ty có cả người tàn phế hai chân hay người câm, điếc…

Anh Hoàn tâm sự: “Bản thân mình là người khuyết tật nên mình luôn có nguyện vọng giúp ích cho những người khuyết tật khác trong địa phương có công ăn việc làm và thu nhập ổn định, đó là động lực giúp tôi cố gắng hơn nữa”.

Khó khăn lớn nhất là đi lại giờ anh đã khắc phục được với chiếc xe ô tô mới mua, còn về giao tiếp anh cũng tâm sự không việc gì phải tự ti, đến giờ mọi mối quan hệ ở cấp độ nào đều có thể nói chuyện mà không ngại ngùng gì.

Anh Nguyễn Văn Hiệp, 29 tuổi (quê Đông Hưng, Thái Bình) chia sẻ: “Là một người khuyết tật, hầu như mọi công việc với tôi đều không thuận lợi, thế nhưng khi vào học nghề và làm việc tại công ty HT Song Long, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, quan tâm của mọi người. Mức lương hiện tại của tôi là 1,5 triệu/ tháng, nói chung công việc của tôi khá thoải mái và phù hợp”.

Ngoài ra, ngay tại công ty có sẵn nhà ăn nhà nghỉ cho công nhân nếu có nhu cầu khi đi lại khó khăn. Các chế độ lao động của công nhân cũng được ưu tiên như ngày nghỉ lễ, tết. Đặc biệt, anh luôn hiểu được tâm lý công nhân, trả lương đúng ngày, nếu như ngày đó trùng với ngày nghỉ thì sẽ đẩy lên sớm hơn 2-3 ngày, đó cũng là một cách tạo niềm tin, đảm bảo cuộc sống cho công nhân.

Thời gian tới anh Hoàn sẽ mở thêm nhiều xưởng may ở tại các địa phương kể cả vùng sâu, vùng xa trong tỉnh. Qua đó, sẽ tạo cơ hội cho nhiều người khuyết tật học nghề, làm việc và trở thành người có ích trong xã hội. Từ những nỗ lực của mình, trong thời gian qua anh đã nhận được nhiều bằng khen của các cấp UBND xã, huyện, tỉnh.

Yến Chi

vnjobs.com.vn
Theo tamnhin.net

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Thông tin dành cho người khuyết tật

Máy tính nhỏ - Niềm vui lớn cho Người khuyết tật

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vưc công nghệ thông tin, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện không sử dụng đến những chiếc máy vi tính cũ đã khá lạc hậu tuy nhiên sử dụng cơ bản vẫn tốt ...!!!

2013-12-12 15:39:20

Đứng dậy để tạo cảm hứng cho người khác

Sri Lestari không muốn khuyết tật ngáng bước chân mình. Nỗ lực làm lại cuộc đời của người phụ nữ kém may mắn này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật tại Indonesia.

2013-08-13 09:52:17

Khảo sát thị trường

Bạn tìm việc trực tuyến như thế nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
 Tôi không tìm việc trên mạng trực tuyến
 Vào trực tiếp trang web của các công ty
 Sử dụng các công cụ mạng xã hội (ví dụ Twitter, social media groups, etc)
 Sử dụng lưu tìm kiếm/ thông báo việc làm trên các trang web
 Gõ vào công cụ tìm kiếm của các trang web việc làm
 Gõ vào các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, etc...)