Nghị lực của người giám đốc khuyết tật

Chúng tôi về xã Yên Sở (Hoài Đức), hỏi thăm nhà anh Nguyễn Hồng Hà, ai cũng nhiệt tình chỉ dẫn đến Công ty TNHH Hồng Hà, đó là nhà và cũng là cơ sở của chàng trai trẻ có tài, có đức và trình độ học vấn cao nhưng bị tàn tật Nguyễn Hồng Hà. Hiện nay, anh đang dạy nghề và tạo việc làm ổn định cho 50 lao động là người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách trên địa bàn xã, các xã lân cận trong và ngoài huyện.
Nguyễn Hồng Hà sinh năm 1981, bị chứng bại liệt từ nhỏ, nên gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời thường. Anh lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc của người thân trong gia đình và bạn bè, làng xóm. Hằng ngày anh đến trường và làm việc bằng đôi chân thấp, chân cao. Đó cũng là thiệt thòi lớn nhất trong cuộc đời anh, so với bạn bè cùng trang lứa.
Vượt lên khó khăn, anh đã phấn đấu học tập, hòa nhập với cộng đồng và xã hội. Dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời anh là năm 2000, thi đỗ vào khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội với điểm số cao. Suốt 4 năm trời, anh phải đi một quãng đường dài gần 10km để đến trường. 4 năm học đại học, anh trải qua biết bao khó khăn, thử thách, sự kỳ thị, phân biệt của một số người xung quanh nhưng anh đã vượt qua, ra trường với tấm bằng đỏ trên tay. Sau đó, anh tiếp tục bảo vệ thành công luận án thạc sỹ chuyên ngành tiếng Anh... Ở đâu tiếp nhận anh vào làm việc với một đôi chân không lành lặn đây, luôn là câu hỏi lớn khiến anh suy nghĩ rất nhiều. Dường như những khó khăn đó càng làm ý chí của anh mạnh mẽ hơn, năng động hơn trên con đường hướng tới tương lai. Cuối cùng anh cũng tìm được một bến đậu là Công ty Sản xuất kinh doanh vàng bạc đá quý xuất khẩu của người tàn tật ở Thái Bình. Công việc anh làm ở đây là phiên dịch và làm dự án, dịch tài liệu cho Công ty. Khi được hỏi, tại sao lại chọn Công ty ở tận Thái Bình và của người tàn tật, anh Hà kể: "Không phải tôi tự ti, mặc cảm vì bản thân mình tàn tật, mà bởi doanh nghiệp đó có những số phận và những con người kém may mắn như tôi. Được làm việc trong cộng đồng này, tôi có cảm giác đó như thế giới của mình, thế giới của những người không lành lặn và đang muốn khẳng định chính mình trong xã hội...".
Gần 1 năm làm việc tại Thái Bình đã giúp Nguyễn Hồng Hà càng thêm thấu hiểu nỗi khổ của nhiều người tàn tật ở quê nhà không được học hành, không có cơ hội hòa nhập với cộng đồng, luôn tự ti, mặc cảm... đã thôi thúc anh trở về quê hương mở xưởng cắt may công nghiệp dành cho những người khuyết tật còn khả năng lao động, người nghèo, gia đình khó khăn trong xã và trên địa bàn huyện.

Công ty TNHH Hồng Hà được thành lập từ cuối năm 2005, chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc cho các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn. Khởi đầu, Công ty giải quyết việc làm cho 8 lao động, đến nay có 30 lao động làm việc lâu dài. Công việc hợp đồng gia công sản phẩm may mặc của anh rất đa dạng, phong phú, ngày càng nhiều đơn hàng được nhận về đã giúp cho nhiều người lao động có việc làm, mức thu nhập từ 900.000 - 1.500.000 đồng/người/tháng; trong số đó, có khoảng 40% NLĐ được Công ty đóng bảo hiểm xã hội.

Hiện nay, Công ty của anh đang phối hợp với Công ty TNHH Trí Tuệ, Trung tâm Dạy nghề tư thục nhân đạo Minh Tâm mở thêm cơ sở sản xuất để thu hút người tàn tật, khó khăn trên địa bàn huyện Hoài Đức và Đan Phượng vào làm việc, nâng số lao động là người tàn tật, con hộ gia đình khó khăn trên địa bàn lên 50 người. Công ty đang xây dựng kế hoạch trong năm tới mở một xưởng cắt may công nghiệp hàng xuất khẩu với quy mô thu hút khoảng 150 lao động vào làm việc.

Sự thành đạt trên con đường học vấn và thành công trong sự nghiệp sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người khuyết tật, khó khăn trong vùng của Nguyễn Hồng Hà đã giúp anh khẳng định được mình trong xã hội; được xã hội tôn vinh. Anh trở thành người tàn tật tiêu biểu nhất của Hà Tây được đề cử nhận giải thưởng "Dải băng xanh toàn quốc" dành cho những cá nhân và tập thể có nhiều đóng góp trong dạy nghề, tạo việc làm cho người tàn tật.

Hoàng Sơn
(báo Hà Tây ngày 19/05/2008)
vnjobs.com.vn

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Thông tin dành cho người khuyết tật

Máy tính nhỏ - Niềm vui lớn cho Người khuyết tật

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vưc công nghệ thông tin, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện không sử dụng đến những chiếc máy vi tính cũ đã khá lạc hậu tuy nhiên sử dụng cơ bản vẫn tốt ...!!!

2013-12-12 15:39:20

Đứng dậy để tạo cảm hứng cho người khác

Sri Lestari không muốn khuyết tật ngáng bước chân mình. Nỗ lực làm lại cuộc đời của người phụ nữ kém may mắn này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật tại Indonesia.

2013-08-13 09:52:17

Khảo sát thị trường

Bạn tìm việc trực tuyến như thế nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
 Tôi không tìm việc trên mạng trực tuyến
 Vào trực tiếp trang web của các công ty
 Sử dụng các công cụ mạng xã hội (ví dụ Twitter, social media groups, etc)
 Sử dụng lưu tìm kiếm/ thông báo việc làm trên các trang web
 Gõ vào công cụ tìm kiếm của các trang web việc làm
 Gõ vào các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, etc...)