Cứ bước đi rồi đường sẽ phẳng

Đó là lời động viên chân thành dành cho số phận những người khuyết tật kém may mắn trong cuộc sống. Tạo hóa đã cướp đi sự vẹn nguyên của cơ thể họ nhưng cũng đã đem đến cho họ những nghị lực vươn lên phi thường.

Tối ngày 25/05 vừa qua, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) đã tổ chức chương trình Những hiệp sĩ tháng 5. Hàng trăm sinh viên của nhiều trường Đại học lớn trên địa bàn Hà Nội đã tới tham dự và có buổi giao lưu thân thiện với những “hiệp sĩ” của chương trình.

Nhân vật được mệnh danh là "hiệp sĩ" ấy chính là tấm gương những người khuyết tật tiêu biểu đã biết vượt lên số phận và đạt được những thành công trên nhiều lĩnh vực. Đó là Khúc Hải Vân - Hiệp sĩ công nghệ thông tin 2006 – Phó chủ nhiệm dự án tâm hồn Việt Nam phụ trách bộ phận sách nói, Nguyễn Hồng Hà - Giám đốc trung tâm sống độc lập, Nguyễn Công Hùng – Giám đốc trung tâm nghị lực sống, và một số bạn sinh viên khuyết tật của trường ĐH KHXH&NV.

Đến với chương trình các bạn sinh viên đến tham dự, đặc biệt là các bạn sinh viên khuyết tật đã có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ những khó khăn và hiểu hơn về bước đường đến với thành công của những tấm gương đáng khâm phục ấy. Chương trình cũng là cầu nối giúp các bạn trẻ có cơ hội gần gũi, tiếp xúc với những số phận kém may mắn nhưng giàu nghị trong cuộc sống và học tập.

Phần mở đầu là đoạn giao lưu với hai sinh viên khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Phạm Thị Thanh Vân và Nguyễn Hà Hải.

Vân bị khuyết tật nặng và phải sử dụng xe lăn để đi lại. Mặc dù sức khỏe yếu và gặp khó khăn trong di chuyển nhưng suốt bốn năm học Vân đã cố gắng nỗ lực hết mình để có thể hàng ngày đến giảng đường cùng các bạn. Không những thế, nhiều kỳ học Vân còn là sinh viên giỏi của trường. Hiện cô gái giàu nghị lực này đang sắp hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân ngành Hán Nôm.

Cũng như Vân, cậu sinh viên Nguyễn Hà Hải vốn rất quen thuộc với các bạn trẻ và thầy cô trường Nhân văn. Đôi chân của Hải bị bại liệt, teo nhỏ, rất khó nhọc trong việc tự đi lại. Mọi hoạt động di chuyển của em đều cần có sự trợ giúp của người khác . 15 năm Hải đi học là 15 năm mẹ Hải cùng em đến trường. Vượt lên trên sự nghiệt ngã của số phận, Hải luôn có ước mơ được đến trường, được học tập và có một nghề nghiệp ổn định để có thể báo đáp công ơn trời bể của bố mẹ.

Câu chuyện về những bước gian nan để đến với giảng đường đại học của Vân và Hải đã khiến những vị khách tham gia chương trình cảm thấy xúc động và cảm phục.

Bên cạnh phần gặp gỡ với những tấm gương sinh viên vượt khó đang từng ngày nuôi dưỡng giấc mơ, chương trình còn có phần giao lưu thân thiện và cởi mở với những khách mời đặc biệt là giám đốc các trung tâm dành cho người khuyết tật. Các bạn trẻ đã được lắng nghe những câu chuyện đời thực về những mảnh đời kém may mắn và bước đường đi đến thành công của họ.

Vân bị khuyết tật nặng và phải sử dụng xe lăn để đi lại. Mặc dù sức khỏe yếu và gặp khó khăn trong di chuyển nhưng suốt bốn năm học Vân đã cố gắng nỗ lực hết mình để có thể hàng ngày đến giảng đường cùng các bạn. Không những thế, nhiều kỳ học Vân còn là sinh viên giỏi của trường. Hiện cô gái giàu nghị lực này đang sắp hoàn thành chương trình đào tạo cử nhân ngành Hán Nôm.

Cũng như Vân, cậu sinh viên Nguyễn Hà Hải vốn rất quen thuộc với các bạn  trẻ và thầy cô trường Nhân văn. Đôi chân của Hải bị bại liệt, teo nhỏ, rất khó nhọc trong việc tự đi lại. Mọi hoạt động di chuyển của em đều cần có sự trợ giúp của người khác . 15 năm Hải đi học là 15 năm mẹ Hải cùng em đến trường. Vượt lên trên sự nghiệt ngã của số phận, Hải luôn có ước mơ được đến trường, được học tập và có một nghề nghiệp ổn định để có thể báo đáp công ơn trời bể của bố mẹ.

Câu chuyện về những bước gian nan để đến với giảng đường đại học của Vân và Hải đã khiến những vị khách tham gia chương trình cảm thấy xúc động và cảm phục.

Bên cạnh phần gặp gỡ với những tấm gương sinh viên vượt khó đang từng ngày nuôi dưỡng giấc mơ, chương trình còn có phần giao lưu thân thiện và cởi mở với những khách mời đặc biệt là giám đốc các trung tâm dành cho người khuyết tật. Các bạn trẻ đã được lắng nghe những câu chuyện đời thực về những mảnh đời kém may mắn và bước đường đi đến thành công của họ.

Vui nhộn, thân thiện, hay mỉm cười là ấn tượng khó quên khi trò truyện cùng Khúc Hải Vân. Mắc bệnh khiếm thị bẩm sinh nhưng anh luôn lạc quan, yêu đời. Anh cũng đạt được thành công ở một lĩnh vực mà nhiều người nghĩ rằng người khuyết tật khó bao giờ có cơ hội tiếp xúc chứ chưa hẳn là làm việc – lĩnh vực công nghệ thông tin. Hẳn nhiều người chưa thể quên câu nói đầy niềm tin vào tương lai tươi sáng của Vân: “Cứ bước đi rồi đường sẽ phẳng”.

Xen lẫn trong phần giao lưu cùng các vị khách mời là những tiết mục văn nghệ, kịch nói. Đó là những món quà tinh thần, những tiếng cười sảng khoái mà chương trình muốn gửi đến các bạn trẻ. Chương trình còn có sự góp mặt của ca sĩ Mai Tròn.

Được nghe, được biết về những số phận người khuyết tật kém may mắn đã nhiều, tuy nhiên, có lẽ đây là lần đầu tiên các bạn trẻ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các vị khách mời – những tấm gương điển hình cho nghị lực phi thường, vượt lên mất mát của bản thân để tự đứng bằng đôi chân của mình và giúp đỡ những người cùng cộng đồng. Đối với những người khuyết tật tới tham dự chương trình, họ sẽ có thêm niềm tin, thêm nghị lực để bước tiếp chặng đường còn xa và gian nan phía trước.

Đây cũng là dịp để thế hệ trẻ hôm nay thấy được sự vẹn tròn may mắn của bản thân mà cùng san sẻ khó khăn với người khuyết tật và có ý thức học tập và và sống tốt hơn.

VNJobs
Nguồn Internet

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Thông tin dành cho người khuyết tật

Máy tính nhỏ - Niềm vui lớn cho Người khuyết tật

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vưc công nghệ thông tin, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện không sử dụng đến những chiếc máy vi tính cũ đã khá lạc hậu tuy nhiên sử dụng cơ bản vẫn tốt ...!!!

2013-12-12 15:39:20

Đứng dậy để tạo cảm hứng cho người khác

Sri Lestari không muốn khuyết tật ngáng bước chân mình. Nỗ lực làm lại cuộc đời của người phụ nữ kém may mắn này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật tại Indonesia.

2013-08-13 09:52:17

Khảo sát thị trường

Bạn tìm việc trực tuyến như thế nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
 Tôi không tìm việc trên mạng trực tuyến
 Vào trực tiếp trang web của các công ty
 Sử dụng các công cụ mạng xã hội (ví dụ Twitter, social media groups, etc)
 Sử dụng lưu tìm kiếm/ thông báo việc làm trên các trang web
 Gõ vào công cụ tìm kiếm của các trang web việc làm
 Gõ vào các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, etc...)