Làm nhân viên hay làm ông chủ?
Trả lời 7 câu hỏi dưới đây và bạn có thể đã có ý tưởng cho riêng mình.
1. Bạn có thể bắt đầu và hoàn thành công việc một cách độc lập?
Quan niệm của nhân viên: Ông chủ hay người quản lý giao cho bạn một nhiệm vụ và bạn phải hoàn thành công việc trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn được mong chờ là sẽ hoàn thành công việc được giao.
Quan niệm của chủ doanh nghiệp: Những người kinh doanh biết cách làm việc độc lập. Họ sẵn sàng chịu toàn bộ trách nhiệm để tạo ra và hoàn thành thời gian biểu làm việc của riêng họ. Nếu bạn nghĩ tới việc tự mở doanh nghiệp, hãy cân nhắc khi sẽ có những lúc bạn làm việc một mình hàng giờ đồng hồ mà không có sự hỗ trợ từ công ty hay những người khác.
2. Bạn có thể đề ra và đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn không?
Quan niệm của nhân viên: Là một nhân viên, bạn đang làm việc để đạt được mục tiêu cho người khác.
Quan niệm của chủ doanh nghiệp: Một chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm lên kế hoạch, tiếp thị và quan sát thành công của việc kinh doanh. Điều hành thành công một doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bỏ ra thời gian lên kế hoạch rõ ràng và triển khai một suy nghĩ hay thành kế hoạch kinh doanh. Bạn sẽ cần phải viết ra những nhiệm vụ một cách ngắn gọn, tầm nhìn đổi mới cho công ty, những mục tiêu tài chính ngắn hạn, dài hạn và một kế hoạch hành động hiệu quả, khả thi.
3. Bạn có kỷ luật tự giác và tự tạo động lực để làm việc cho chính mình?
Quan niệm của nhân viên: Một ông chủ hoặc người quản lý sẽ thiết lập và giám sát công việc cũng như giờ giấc của bạn.
Quan niệm của chủ doanh nghiệp: Doanh nhân thành công là những bậc thầy trong quản lý thời gian và đa nhiệm. Kỷ luật tự giác là một yếu tố quan trọng để phát triển một doanh nghiệp thành công. Một chủ doanh nghiệp phải luôn tự định hướng và năng nổ để làm những việc giúp việc kinh doanh của mình tiến lên phía trước. Kỷ luật tự giác là làm những gì bạn nói bạn sẽ làm khi bạn nói ra điều đó.
4. Bạn có thể quản lý tiền bạc một cách khôn ngoan?
Quan niệm của nhân viên: Đã có người khác chịu trách nhiệm tất cả các rủi ro tài chính để xây dựng một doanh nghiệp thành công và có lợi nhuận.
Quan niệm của chủ doanh nghiệp: Nếu bạn quyết định bắt đầu một công việc kinh doanh, bạn có dự định gì với tài chính của công ty? Một yếu tố quan trọng để bắt đầu một công việc kinh doanh là chuẩn bị để xử lý các thăng trầm tài chính khi mở cửa và phát triển một doanh nghiệp mới. Bạn có sẵn sàng để theo học các lớp kinh doanh, học các kỹ năng mới trong việc quản lý tiền bạc và thậm chí thuê các chuyên gia, những người có thể giúp xử lý tài chính của bạn?
5. Bạn có biết làm thế nào để đo lường sự thành công?
Quan niệm của nhân viên: Ông chủ của bạn thiết lập các tiêu chuẩn để đo lường và thưởng cho thành công của bạn: tăng lương, thưởng, công nhận, …
Quan niệm của chủ doanh nghiệp: Một chủ doanh nghiệp thành công phải biết, gần như theo bản năng, làm thế nào để tạo ra thước đo thành công cho riêng mình. Điều quan trọng là, ngay cả trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn phải nhận thức đầy đủ, hiểu rõ thước đo thành công của bản thân và làm thế nào bạn đo lường sự thành công một cách chuyên nghiệp. Bạn đo lường thành công bằng tiền thu được, hay bằng những công nhận mà bạn nhận được ?
6. Bạn có cảm thấy thoải mái khi tự trả tiền lương cho mình?
Quan niệm của nhân viên: người sử dụng lao động của bạn chịu trách nhiệm cho tiền lương, phúc lợi và các chi phí liên quan đến công việc. Bạn có thể lập kế hoạch về việc nhận lương thường xuyên.
Quan niệm của chủ doanh nghiệp: Các chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho việc tạo ra tiền lương của riêng mình cũng như kế hoạch nghỉ hưu, thuế, bảo hiểm và nhiều loại tiền khác. Có thể sẽ có lúc bạn không nhận lương đều đặn. Là ông chủ của riêng mình đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro và sống với bất ổn tài chính. Bạn có sẵn sàng chấp nhận rủi ro tài chính và rủi ro nghề nghiệp? Bạn có sẵn sàng sống chung với sự căng thẳng khi mà tiền lương có thể không đều đặn và chắc chắn?
7. Bạn có biết giá trị chuyên nghiệp của bạn?
Quan niệm của nhân viên: Người sử dụng lao động cho bạn thấy giá trị của bạn bằng số tiền mà họ sẵn sàng trả cho bạn.
Quan niệm của chủ doanh nghiệp: Là một doanh nhân, bạn tự xác định giá trị của riêng bạn!
Sau khi trả lời bảy câu hỏi này, quyết định của bạn là đi tìm việc hay bắt đầu tự kinh doanh ?
HRM (Nghệ An)
H&H International StrategyNhân viên thiết kế
Công ty TNHH VGB VinaTrưởng phòng Nhân sự
H&H International StrategyChuyên viên Nhân sự
H&H International StrategyHR SUPERVISOR
H&H International StrategySale Manager (Khu vực miền ...
H&H International StrategyChủ nhiệm Rập giày/dép làm ...
TNHH Jia HsinNhân viên kinh doanh
Công Ty Cổ Phần Công ...Kế toán tổng hợp
Công Ty Cổ Phần Thương ...KỸ SƯ IN 3D
TNHH ECOLIFENhân Viên Thiết Kế Đồ ...
TNHH ECOLIFENhân viên Kinh doanh
Công Ty Cổ Phần Thẻ ...
Nhân Viên Kế Toán Tổng ...
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VINAnhân viên
harukoNhân viên
MACA VIỆT
-
Chuyên viên logistics là người khuyết tật
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT LOTUS VIỆT NAM -
Kế toán
Áo thun giá sỉ D&LI -
NHẬN ĐÀO TẠO HỌC VIÊN IT ( LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT, NGƯỜI NGHÈO, MỒ CÔI )
HC Computer -
Tuyển học viên IT
HC Computer -
SALES ADMIN (LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT)
JobsVietnam’s Client -
NHÂN VIÊN VẼ 3D (LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT)
JobsVietnam’s Client -
JOBS FOR THE VISUAL IMPAIRED
JobsVietnam’s Client -
Hướng dẫn viên Ẩm thực (Food Guide)
JobsVietnam’s Client -
Kế Toán
JobsVietnam’s Client -
NHÂN VIÊN CALL CENTER
JobsVietnam’s Client -
Làm nữ trang
JobsVietnam’s Client -
Thu ngân
JobsVietnam’s Client
Thông tin dành cho người khuyết tật
Máy tính nhỏ - Niềm vui lớn cho Người khuyết tật
Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vưc công nghệ thông tin, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện không sử dụng đến những chiếc máy vi tính cũ đã khá lạc hậu tuy nhiên sử dụng cơ bản vẫn tốt ...!!!
Đứng dậy để tạo cảm hứng cho người khác
Sri Lestari không muốn khuyết tật ngáng bước chân mình. Nỗ lực làm lại cuộc đời của người phụ nữ kém may mắn này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật tại Indonesia.