Bí quyết từ chối ... sếp

Ngày nay, trước áp lực của cạnh tranh, các công ty luôn đòi hỏi nhân viên làm nhiều việc hơn với thời gian ít hơn. Từ vị trí nhân viên tập sự cho đến cấp quản lý, mọi người đều muốn nói “vâng” hay “ok” trước những yêu cầu công việc vì họ muốn chứng tỏ thái độ hợp tác, lòng nhiệt tình hay đơn giản chỉ là không muốn phật lòng sếp. Tuy nhiên, nói “không” đôi khi cũng là một vũ khí quý giá bảo vệ sự nghiệp của bạn.

“Mọi người cần phải thay đổi tư duy về việc cứ đồng ý với mọi quyết định của sếp”, tiến sĩ tâm lý học Susan Newman, tác giả cuốn “Cẩm nang nói Không” cho biết. “Bằng cách nói không, bạn có thể tập trung vào mục tiêu của mình. Đồng ý với mọi thứ sẽ làm hỏng uy tín và sự nghiệp của bạn”. Khi bạn nói đồng ý, người khác sẽ trông đợi bạn hoàn thành công việc tốt và đúng hẹn. Nếu không được như vậy, bạn sẽ mang tiếng xấu. 

Bằng cách chấp nhận và thực hiện nhiều nhiệm vụ, những nhân viên trẻ có cơ hội để chứng tỏ bản thân. Tuy nhiên với những nhân viên lâu năm nhiều kinh nghiệm hơn, có sự khác nhau giữa việc được yêu cầu làm và được đề nghị giúp đỡ trong những công việc mới. “Phần lớn mọi người khi bắt đầu sự nghiệp đều đồng ý làm mọi thứ mà họ được yêu cầu, không nghĩ xem liệu nó có được liệt kê trong phần mô tả công việc của họ không. Tuy nhiên, một thời gian sau, khi các nhân viên này đã trở nên giàu kinh nghiệm, thì họ càng phải nói không nhiều hơn”. 

Cùng với việc nói không, hãy thử giúp đỡ khó khăn của người đề nghị. Nếu có thể, bạn hãy đưa ra một vài chọn lựa khác. Thử đề nghị họ một vài đối tác, chi nhánh hay cá nhân khác có thể giải quyết tốt việc này. Bạn có thể nói :”Tôi không thể tham gia vào nhiệm vụ này nhưng tôi sẽ đóng góp công sức theo cách khác”. 

Đừng ngại phải vạch ra ranh giới giữa công việc và đời sống cá nhân, đặc biệt nếu bạn làm việc trong một môi trường mà các đồng nghiệp thường xuyên gặp gỡ, giao lưu sau giờ làm việc. “Một lối thoát tốt khi nói lời từ chối là lý do gia đình. Với những việc đòi hỏi phải làm ngoài giờ, rất khó để chê bai, khiển trách bạn vì lý do này”. 

Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn để việc từ chối được dễ dàng hơn:

1. Dành thời gian cân nhắc

 Ảnh minh họa

Hãy dành thời gian suy nghĩ trước khi nhận một dự án mới, và trước khi từ chối, hãy cân nhắc mọi chi tiết. Xác định xem bạn cần bao nhiêu thời gian để hoàn thành tốt việc đó và bạn sẽ đưa việc đó vào lịch làm việc như thế nào. 

2. Đưa ra lựa chọn khác

 Ảnh minh họa

Khi bạn từ chối một cơ hội, hãy cân nhắc để biến nó thành một tình huống tích cực, để đem lại lợi ích cho ai đó từ công việc bị từ chối này. Hãy hỏi han các đồng nghiệp, rồi gợi ý về tên họ cho nhà quản lý. “Luôn nhớ đề nghị một sự giúp đỡ nào đó với người mà bạn vừa làm thất vọng”. 

3. Đích thân từ chối
 Ảnh minh họa

Hãy trực tiếp nói những lời từ chối. Những cách gửi thông điệp qua email, tin nhắn hay điện thoại rất dễ bị hiểu sai. Bạn không thể thể hiện thái độ hợp tác, giọng nói chân thành qua một email. 

4. Tránh đi vào chi tiết
 Ảnh minh họa

Trước khi bạn nói không, hãy giải thích rành mạch trách nhiệm hiện tại của bạn và đề nghị người giám sát về ưu tiên công việc của bạn. Hãy bày tỏ rằng bạn không muốn từ chối công việc, nhưng bạn đang bị xung đột về trách nhiệm và phải giải quyết từng thứ một. Hãy giải thích càng đơn giản, ngắn gọn càng tốt. Đưa ra lịch làm việc của bạn. 

5. Cân nhắc hậu quả
 Ảnh minh họa

Cân nhắc về lợi và hại mỗi khi từ chối, cả về khía cạnh riêng tư lẫn công việc. Nếu bạn là một người mới vào nghề, cấp bậc thấp thì bạn có ít động lực để từ chối. Tuy nhiên, khi đã là nhân viên cao cấp hơn, hãy đồng ý với những cơ hội có thể đưa bạn đến gần với mục tiêu sự nghiệp của mình, và từ chối những gì không liên quan và làm bạn kiệt sức. 

6. Đừng nghe lời tâng bốc

 Ảnh minh họa

Khi từ chối, rất có thể bạn sẽ được được nghe những lời nài nỉ khẩn thiết, hay lời tâng bốc lên tận mây xanh. Hãy cẩn thận đừng hưởng ứng hay nhượng bộ mà chỉ trình bày rõ ràng nhiệm vụ hiện tại của bạn.  

7. Xác định thứ tự ưu tiên

 Ảnh minh họa

Nếu một người quản lý đề nghị bạn thực hiện một công việc trong khi bạn đang phải đảm nhiệm một việc khác, hãy nói :”Tôi rất muốn nhận việc này. Nhưng tôi có một việc X với đối tác Y vào thứ Ba. Vậy bao lâu nữa phải hoàn thành công việc anh giao?”

VNJobs
VNmedia | Forbes

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Thông tin dành cho người khuyết tật

Máy tính nhỏ - Niềm vui lớn cho Người khuyết tật

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vưc công nghệ thông tin, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện không sử dụng đến những chiếc máy vi tính cũ đã khá lạc hậu tuy nhiên sử dụng cơ bản vẫn tốt ...!!!

2013-12-12 15:39:20

Đứng dậy để tạo cảm hứng cho người khác

Sri Lestari không muốn khuyết tật ngáng bước chân mình. Nỗ lực làm lại cuộc đời của người phụ nữ kém may mắn này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật tại Indonesia.

2013-08-13 09:52:17

Khảo sát thị trường

Bạn tìm việc trực tuyến như thế nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
 Tôi không tìm việc trên mạng trực tuyến
 Vào trực tiếp trang web của các công ty
 Sử dụng các công cụ mạng xã hội (ví dụ Twitter, social media groups, etc)
 Sử dụng lưu tìm kiếm/ thông báo việc làm trên các trang web
 Gõ vào công cụ tìm kiếm của các trang web việc làm
 Gõ vào các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, etc...)