Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

Hàng ngày, trong giờ hành chính, tại tòa nhà B14 Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Hà Nội, Trung tâm Hành động vì sự phát triển hòa nhập (IDEA) thực hiện hoạt động tư vấn pháp lý dành cho người khuyết tật (NKT).
Hàng ngày, trong giờ hành chính, tại tòa nhà B14 Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Hà Nội, Trung tâm Hành động vì sự phát triển hòa nhập (IDEA) thực hiện hoạt động tư vấn pháp lý dành cho người khuyết tật (NKT).


Theo đánh giá của IDEA thì hoạt động tư vấn pháp lý này mới chỉ đáp ứng được 1% nhu cầu cộng đồng người khuyết tật.

Tại Trung tâm Hành động vì sự phát triển hòa nhập (IDEA), có 3 luật sư tư vấn và một số nhân viên trợ giúp pháp lý luôn túc trực nhận các câu hỏi liên quan đến pháp lý trên toàn quốc. Mỗi ngày từ 10 đến 15 yêu cầu tư vấn, 9 tháng qua IDEA đã tiếp nhận xấp xỉ hơn 2 ngàn yêu cầu hỗ trợ pháp lý các loại.

Các yêu cầu tư vấn trao đổi đến và đi qua đường email, thư tay, điện thoại, chat, gặp trực tiếp… ngoài ra nhóm tư vấn còn đi xuống cộng đồng tại các huyện thị của Hà Nội như Ba Vì, Sơn Tây, Đan Phượng, Gia Lâm và tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng được tư vấn được mở rộng ra đến bạn bè, người thân của NKT.

Các vấn đề NKT yêu cầu trợ giúp pháp lý phổ biến là: trợ cấp xã hội; việc làm; bảo hiểm lao động; mẹ đơn thân; đất đai… Quá trình tư vấn cho thấy NKT có đặc thù là trình độ hạn chế, có tính ỉ lại, sợ chê cười nên thường tránh né đặt câu hỏi trực tiếp. Điều đó khiến người tư vấn mất nhiều thời gian hơn, kiên nhẫn hơn và phải thực sự hiểu về tâm sinh lý của NKT.

Đánh giá giữa kỳ của IDEA cho thấy, 80% phản hồi lại cho Trung tâm là đã đạt được quyền và lợi ích chính đáng của mình; 85% NKT tại Ba Vì và Gia Lâm đã triển khai việc làm thẻ bảo hiểm y tế cho hội viên sau khi được tư vấn; 60% cuộc tư vấn qua điện thoại và gặp trực tiếp tại phòng tư vấn có kết quả rất khả quan, nhiều trường hợp đã liên lạc lại với cán bộ tư vấn để xin tư vấn tiếp hoặc giới thiệu cho người khác liên hệ tư vấn.

Theo Tổng cục thống kê, năm 2009 số lượng NKT ở Việt Nam là 12,1 triệu người, chiếm 15,6% dân số. Ở tất cả các tỉnh thành đều có trung tâm tư vấn miễn phí cho người nghèo và NKT. Tuy nhiên vì nhiều hạn chế do cán bộ tư ván kiêm nhiệm, trụ sở, đầu mối liên lạc không ổn định… dẫn đến khó tiếp cận được đối tượng đích.

Sau 9 tháng hoạt động nỗ lực và sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông, hiện  nay các hoạt động trợ giúp pháp lý dành cho NKT của IDEA vẫn chủ yếu là ở miền Bắc. Mong muốn của nhóm sẽ được triển khai tiếp ở miền Trung, miền Nam, ước tính có hàng triệu NKT chưa được tiếp cận các dịch vụ tư vấn pháp lý.

VNJobs
Dantri

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Thông tin dành cho người khuyết tật

Máy tính nhỏ - Niềm vui lớn cho Người khuyết tật

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vưc công nghệ thông tin, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện không sử dụng đến những chiếc máy vi tính cũ đã khá lạc hậu tuy nhiên sử dụng cơ bản vẫn tốt ...!!!

2013-12-12 15:39:20

Đứng dậy để tạo cảm hứng cho người khác

Sri Lestari không muốn khuyết tật ngáng bước chân mình. Nỗ lực làm lại cuộc đời của người phụ nữ kém may mắn này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật tại Indonesia.

2013-08-13 09:52:17

Khảo sát thị trường

Bạn tìm việc trực tuyến như thế nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
 Tôi không tìm việc trên mạng trực tuyến
 Vào trực tiếp trang web của các công ty
 Sử dụng các công cụ mạng xã hội (ví dụ Twitter, social media groups, etc)
 Sử dụng lưu tìm kiếm/ thông báo việc làm trên các trang web
 Gõ vào công cụ tìm kiếm của các trang web việc làm
 Gõ vào các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, etc...)