Phương pháp 12 bước để đạt được mục tiêu (2)

Phương pháp 12 bước để đạt được mục tiêu (1)

Bước 7: Lập danh sách tất cả những trở ngại chắn giữa bạn và quá trình đạt mục tiêu.

Trên thực tế, trở ngại là mặt trái của thành công và kết quả mong đợi. Nếu không có trở ngại giữa bạn và mục tiêu thì có lẽ đó không phải là mục tiêu mà đơn thuần chỉ là một hoạt động.

Khi bạn đã lên danh sách tất cả những trở ngại, hãy sắp xếp danh sách đó theo thứ tự quan trọng. Đâu là trở ngại lớn nhất chắn giữa bạn và mục tiêu? Đây là “hòn đá” của bạn. Trên con đường đạt đến bất kỳ điều gì đáng giá, bạn sẽ trải qua một loạt trở ngại, những đoạn đường vòng và rào chắn. Nhưng hầu như lúc nào cũng có một hòn đá lớn hay trở ngại nằm chính giữa con đường bạn đi và chặn đứng quá trình tiến triển của bạn. Bạn phải tập trung vào để bẩy hòn đá này đi trước khi bạn bị đánh lạc hướng khi xử lý các trở ngại và các vấn đề nhỏ hơn.


Trở ngại chính, hay “hòn đá” có thể nằm bên trong hoặc bên ngoài bản thân bạn. Nếu nó nằm bên trong thì có thể là bạn đang thiếu một kỹ năng, năng lực hay một phẩm chất nào đó cần thiết để đạt được mục tiêu. Bạn phải hoàn toàn trung thực với bản thân và tự hỏi: “Để đạt được mục tiêu, mình phải thay đổi thế nào hoặc phải phát triển khả năng nào?”


Nếu trở ngại đó nằm bên ngoài, có thể bạn đang làm công việc không phù hợp, làm không đúng công ty hay có những mối quan hệ không hợp lý. Bạn thấy mình cần bắt đầu lại, làm một điều gì đó khác đi, ở một nơi khác, nếu bạn muốn đạt được mục tiêu. Vậy thì “hòn đá” cá nhân của bạn là gì?


Câu hỏi thứ hai để nhận định điều gì đang kìm giữ bạn lại là: “Thế nấc giới hạn là gì?” Trong quá trình từ thời điểm hiện tại đến khi đạt được mục tiêu, giai đoạn nào quyết định tốc độ thành công? Nếu bạn làm trong lĩnh vực bán hàng, mục tiêu của bạn là thu nhập cao hơn, bước giới hạn của bạn là số lượng và qui mô hàng hoá bạn bán được. Đối với việc bán nhiều hàng hơn có thể là số lượng những cơ hội mới mà bạn tạo ra, đó có thể là khả năng tìm đơn đặt hàng.


Trong hầu hết các trường hợp, có một nấc giới hạn. Điểm thắt nút này quyết định tốc độ bạn tiếp cận dần đến mục tiêu. Nhiệm vụ của bạn là phải xác định giới hạn và sau đó làm đủ mọi cách để hạn chế nó, đôi khi sự thoát ra được điểm khó khăn, nếu có khó khăn thực sự, có thể giúp bạn tiến bộ nhiều hơn bất kỳ việc gì khác.


Bước 8: Nhận định thông tin bổ sung mà bạn cần để đạt được mục tiêu.

Chúng ta đang sống trong một xã hội thông tin và những người thành công nhất là những người có nhiều thông tin hơn người khác. Phần lớn những sai lầm mà chúng ta tạo ra trong cuộc sống tài chính và sự nghiệp đều là kết quả của việc thiếu thông tin hay thông tin không chính xác. Một trong những nhiệm vụ của bạn là phải học những gì bạn bạn cần thiết, để có thể đạt được những gì bạn mong muốn.

Nếu bạn không có kiến thức hay thông tin, thì bạn có thể có được nó từ đâu? Liệu nó có phải là kỹ năng cốt lõi hay khả năng mà bạn cần để phát triển bản thân thông qua việc học và thực hành không? Bạn có thể thuê người nào khác có kiến thức này không? Bạn có thể thuê một người nào đó như một cố vấn, một chuyên gia có kiến thức bạn cần hay không? Có ai khác từng thành công trong lĩnh vực của bạn và bạn có thể đến gặp người đó và xin lời khuyên không?


Hãy lập một danh sách tất cả thông tin, tài năng, kỹ năng, năng lực và kinh nghiệm mà bạn cần và sau đó hãy lập kế hoạch học, mua, thuê hay mượn thông tin hoặc kỹ năng này càng sớm càng tốt. Hãy quyết định xem bạn thiếu thông tin quan trọng nào nhất. Vì 80% giá trị thông tin bạn cần trong bất kỳ lĩnh vực nào nằm trong 20% thông tin sẵn có (quy luật 80/20), đâu là thông tin hay khả năng quan trọng nhất mà bạn cần để đạt đến mục tiêu?



Bước 9: Lập danh sách tất cả những người bạn cần sự giúp đỡ và hợp tác.

Danh sách này có thể gồm gia đình, ông chủ, khách hàng,chủ ngân hàng, đối tác kinh doanh hay các nguồn vốn và thậm chí là bạn bè.

Để đạt được một điều gì đó có giá trị, bạn sẽ cần sự giúp đỡ và hợp tác cuả nhiều người. Hãy lấy danh sách này và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Sự giúp đỡ của ai là quan trọng nhất? Sự giúp đỡ hay hợp tác của ai là quan trọng thứ hai?


Luật bù trừ:


Luật bù trừ là một dạng đặc biệt và là sự trình bày lại của luật nhân quả. Nó phát biểu rằng, với mọi việc bạn làm, bạn sẽ được đền bù xứng đáng. Bạn sẽ lấy ra được những gì đã đặt vào.


Luật này còn phát biểu rằng, người khác sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu nếu họ cảm thấy mình sẽ được đền bù cho những nỗ lực bằng cách này hay cách khác. Không ai làm không công cả. Mọi người đều có động cơ riêng. Đây nên là điểm khởi đầu của bạn trong việc có được sự hỗ trợ từ người khác. Hãy đặt ra cho bản thân câu hỏi: “Mình sẽ làm gì để họ giúp mình?”.



Bước 10: Lập kế hoạch.

Hãy viết ra thật chi tiết việc bạn muốn gì, khi nào bạn muốn có nó, tại sao bạn muốn có nó và bạn bắt đầu từ đâu. Hãy lập một danh sách những trở ngại bạn phải vượt qua, những thông tin bạn cần, và những con người mà bạn cần sự giúp đỡ.

Kế hoạch tổng thể:


Kế hoạch là một danh sách các hoạt động sắp xếp theo thời gian hoặc thứ tự ưu tiên. Nó bắt đầu bằng việc phải làm, theo thứ tự, tới nhiệm vụ cuối cùng phải hoàn thành trước khi đạt được mục tiêu. Bạn có thể thực hiện đồng thời nhiều hoạt động. Các nhiệm vụ khác phải được thực hiện theo thứ tự, cái này đến cái khác. Một số hoạt động phải được thực hiện liên tục từ đầu đến tận cuối quá trình.


Một kế hoạch được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên tầm quan trọng của các hoạt động. Đâu là việc quan trọng nhất bạn phải làm? Đâu là việc quan trọng thứ hai? Hãy liên tục đặt ra những câu hỏi này cho đến khi bạn lập được danh sách hoạt động dựa trên giá trị của chúng với mục tiêu được hoàn thành.


Một danh sách phù hợp sẽ tạo cho bạn một con đường để chạy trên đó và làm tăng khả năng đạt được mục tiêu. Nó là bản chất của hiệu quả làm việc cá nhân. Và tất cả những gì cần để bắt đầu là một tập giấy, một cái bút, một mục tiêu và bạn.


Cải thiện kế hoạch khi thực hiện.


Khi đã có một kế hoạch hành động chi tiết, bạn hãy bắt đầu. Hãy chấp nhận là kế hoạch của bạn còn thiếu sót. Nó sẽ không hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên. Đừng lo lắng về điều đó. Hãy tránh cám dỗ của “sự cầu toàn”. Nếu mọi trở ngại đều phải được vượt qua ngay từ đầu thì không có gì được thực hiện.


Một trong những đặc điểm ở người thành công là họ có thể chấp nhận sự phản hồi và sửa chữa quá trình đó. Họ quan tâm nhiều hơn đến cái gì đúng chứ không phải ai đúng. Hãy tiếp tục kế hoạch cho đến khi bạn tìm ra tất cả những chỗ sai sót. Mỗi lần bạn chạm đến một rào chắn hay trở ngại, hãy quay lại và xem lại kế hoạch rồi tiến hành những thay đổi cần thiết. Cuối cùng, bạn sẽ có một kế hoạch hiệu quả.


Các kế hoạch càng chi tiết và càng được tổ chức tốt thì bạn càng có khả năng đạt được mục tiêu theo kế hoạch và đúng như bạn đã định rõ.



Bước 11: Sử dụng sự hình dung.

Hãy tạo ra một bức tranh tinh thần rõ ràng về mục tiêu như thể nó đã được hoàn thành rồi. Hãy liên tục xem lại bức tranh trên màn hình trí não. Mỗi lần hình dung mục tiêu đã hoàn thành, bạn làm tăng thêm lòng khát khao và củng cố niềm tin là mình có thể đạt được mục tiêu đó. Và những gì bạn nhìn thấy là những gì bạn có được.

Trí tuệ tiềm thức được kích hoạt bởi những bức tranh. Tất cả quá trình đặt mục tiêu và lập kế hoạch cho đến thời điểm này đã cho bạn chi tiết về một bức tranh hết sức rõ ràng mà bạn có thể liên tục nuôi dưỡng trong trí tuệ tiềm thức. Những bức tranh tinh thần này tập trung vào sức mạnh và kích hoạt luật hấp dẫn. Ngay lập tức, bạn bắt đầu thu hút, giống như nam châm hút sắt, những con người, quan điểm và cơ hội bạn cần để đạt được mục tiêu.



Bước 12: Kiên trì.

Trước tiên, đưa ra quyết định là bạn sẽ không bao giờ từ bỏ. Hãy quay trở lại mục tiêu và kế hoạch bằng sự kiên trì và quyết tâm. Đừng bao giờ tính đến khả năng thất bại. Đừng bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ. Hãy quyết định tiếp tục, cho dù có việc gì xảy ra. Cuối cùng, bạn chắc chắn sẽ thành công.

Hãy phát triển khả năng kiên trì đối mặt với trở ngại và khó khăn không thể tránh khỏi. Đôi khi khả năng kiên trì là yếu tố rất cần để vượt qua những trở ngại khó khăn nhất. Quá trình đặt mục tiêu bắt đầu bằng lòng khao khát và tạo thành một vòng hoàn chỉnh với sự kiên trì. Bạn càng kiên trì thì bạn càng quyết tâm và tin tưởng. Cuối cùng, bạn đạt đến điểm mà không gì có thể ngăn cản


Trích: Thành công tột đỉnh - Brian Tracy.


Sưu tầm: kynangcuocsong.tk

vnjobs.com.vn
Sưu tầm: kynangcuocsong.tk

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Thông tin dành cho người khuyết tật

Máy tính nhỏ - Niềm vui lớn cho Người khuyết tật

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vưc công nghệ thông tin, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện không sử dụng đến những chiếc máy vi tính cũ đã khá lạc hậu tuy nhiên sử dụng cơ bản vẫn tốt ...!!!

2013-12-12 15:39:20

Đứng dậy để tạo cảm hứng cho người khác

Sri Lestari không muốn khuyết tật ngáng bước chân mình. Nỗ lực làm lại cuộc đời của người phụ nữ kém may mắn này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật tại Indonesia.

2013-08-13 09:52:17

Khảo sát thị trường

Bạn tìm việc trực tuyến như thế nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
 Tôi không tìm việc trên mạng trực tuyến
 Vào trực tiếp trang web của các công ty
 Sử dụng các công cụ mạng xã hội (ví dụ Twitter, social media groups, etc)
 Sử dụng lưu tìm kiếm/ thông báo việc làm trên các trang web
 Gõ vào công cụ tìm kiếm của các trang web việc làm
 Gõ vào các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, etc...)