Những điểm tựa cho người khuyết tật

Có những địa chỉ trở nên quen thuộc trong hành trình tìm việc của người khuyết tật. Tuy mới ra đời 2 năm nay nhưng CLB Tìm việc của Trung tâm khuyết tật và phát triển (91/8E Hòa Hưng, P.12, Q.10, TP.HCM) dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của nhiều bạn trẻ khuyết tật, những người đi làm và cả một số doanh nghiệp.
Tính đến nay, CLB đã bền bỉ tổ chức 22 kỳ sinh hoạt chia sẻ những kỹ năng hữu dụng để tự tin tìm việc hoặc giúp hòa nhập tốt hơn, duy trì công việc đang có cũng như biết cách tiết kiệm, lập kế hoạch cuộc đời…

 Những điểm tựa cho người khuyết tật
Lao động khuyết tật tại xưởng sản xuất Cơ sở Thiện Tâm - Ảnh: Như Lịch 


Trung tâm bảo trợ - dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM (số 215 Võ Thị Sáu. P.7, Q. 3) là địa chỉ quen thuộc của nhiều người khuyết tật tại TP.HCM và một số tỉnh, thành khác. Trung tâm này thường xuyên mở những lớp dạy nghề hoàn toàn miễn phí cho những người bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên. Hơn nữa, “kho” việc làm của trung tâm ít khi vơi, với những đầu việc: kế toán, nhân viên nhập liệu, thiết kế đồ họa, nhân viên công nghệ thông tin, điện tử, thêu - may, sửa xe gắn máy, lao động phổ thông. Thu nhập dao động từ 3 - 3,5 triệu đồng/tháng. Đó là chưa kể xưởng lao động hòa nhập cho người khuyết tật ra đời ngay tại trung tâm, đã và đang giải quyết việc làm cho hàng chục học viên khuyết tật.

Trước tình trạng thất nghiệp có xu hướng gia tăng, vẫn có những doanh nghiệp dành những cánh cửa việc làm cho người khuyết tật. Đặc biệt, bà Võ Kim Hương, phụ trách Cơ sở Thiện Tâm (P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) dù mấy năm nay bị suy thận nặng nhưng bà luôn cố gắng duy trì dạy nghề và tạo công việc ổn định cho nhiều lao động khuyết tật, kể cả người thiểu năng. Bằng công việc may khẩu trang, túi xách, sản xuất quà lưu niệm, làm thú giấy, hoa giấy, những lao động ở đây có mức thu nhập bình quân 1,5 triệu đồng/tháng (bao ăn, ở). Sản phẩm của Thiện Tâm đã có mặt trong hệ thống siêu thị Co.op Mart và một số trường học, thậm chí đang thử nghiệm may túi xách xuất khẩu sang Nhật. “Nhiều lúc đuối sức quá, tôi muốn buông xuôi tất cả. Nhưng nghĩ đến cảnh nhiều em không có việc làm, gia đình quay lưng, tôi lại gắng gượng. Chỉ mong sao có nhà hảo tâm nào đó chung tay hỗ trợ tiền ăn cho các em” - bà Võ Kim Hương bày tỏ tâm nguyện.

Và còn nhiều những điểm tựa cho người khuyết tật như Cửa hàng Từ Tâm Hand Made - Gia đình Người khuyết tật Mùa Xuân thành lập xưởng may tại Thành phố Hồ Chí Minh tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người khuyết tật. Tại đây thường xuyên tuyển dụng và đào tạo Nhân viên ngành may có thu nhập ổn định và chổ ở tại xưởng sản xuất. Các bạn có thể xem thêm tại website http://sanphamnguoikhuyettat.net/. Chúc các bạn luôn thành công trong cuộc sống
Theo Thanhnien

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Thông tin dành cho người khuyết tật

Máy tính nhỏ - Niềm vui lớn cho Người khuyết tật

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vưc công nghệ thông tin, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện không sử dụng đến những chiếc máy vi tính cũ đã khá lạc hậu tuy nhiên sử dụng cơ bản vẫn tốt ...!!!

2013-12-12 15:39:20

Đứng dậy để tạo cảm hứng cho người khác

Sri Lestari không muốn khuyết tật ngáng bước chân mình. Nỗ lực làm lại cuộc đời của người phụ nữ kém may mắn này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật tại Indonesia.

2013-08-13 09:52:17

Khảo sát thị trường

Bạn tìm việc trực tuyến như thế nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
 Tôi không tìm việc trên mạng trực tuyến
 Vào trực tiếp trang web của các công ty
 Sử dụng các công cụ mạng xã hội (ví dụ Twitter, social media groups, etc)
 Sử dụng lưu tìm kiếm/ thông báo việc làm trên các trang web
 Gõ vào công cụ tìm kiếm của các trang web việc làm
 Gõ vào các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, etc...)