Freelancer-hấp dẫn và thử thách

Freelancer - lao động tự do – là người làm việc độc lập không có đơn vị quản lý trong những ngành nghề mà người làm toàn thời gian chiếm đa số. Khái niệm này đã từng được Walter Scott đưa ra trong quyển tiểu thuyết nổi tiếng Ivanhoe để mô tả về những người lính đánh thuê thời trung cổ...

Người làm Freelancer có thể nhận nhiều việc khác nhau và tự thu xếp thời gian theo cách của mình miễn sao công việc đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt rõ Freelancer với những người có công việc bấp bênh, cung cấp dịch vụ, sản phẩm một cách ngẫu hứng và tùy tiện đơn giản vì họ không có kế hoạch.

Ở những nước phát triển, nghề Freelancer rất được trân trọng vì những Freelancer thường phải là những người rất giỏi và là chuyên gia thực sự. Trong khi đó ở những nước đang phát triển, Freelancer thường đồng nghĩa với việc không có khả năng tìm kiếm việc làm ổn định. Hiện nay ở nước ta xu hướng Freelancer tập trung vào hai nhóm nghề chính:

Nhóm thứ nhất gồm những nghề đòi hỏi sự đào tạo bài bản chuyên sâu và dày dạn kinh nghiệm, như tư vấn luật, tư vấn thành lập - tái cấu trúc doanh nghiệp, kế toán, bác sỹ, dịch thuật, lập trình, IT...

Nhóm thứ 2 thiên về sáng tạo như sản xuất âm nhạc, đạo diễn chương trình, tổ chức sự kiện, nhiếp ảnh gia, thiết kế (đồ họa, nội thất, thời trang,..), kiến trúc sư, stylist, viết báo, PR, copywriter...
Để trở thành một freelancer uy tín - Tin180.com (Ảnh 1)

Những thuận lợi của nghề Freelancer

Nhìn từ bên ngoài, Freelancer quả là một xu hướng làm việc thật lý tưởng với những ưu điểm nổi trội:

Thứ nhất, bạn sẽ hoàn toàn được tháo bỏ khỏi những ràng buộc khắt khe của cuộc sống công sở. Bạn không cần đúng 8h sáng đến công ty, chẳng phải chịu đựng ánh mắt khó chịu của sếp mỗi lúc đi làm trễ, không phải bó cứng trong bộ đồng phục suốt 8 tiếng đồng hồ...

Thứ hai, là một Freelancer bạn sẽ được thả sức phát huy sức sáng tạo và điều chỉnh các ý tưởng mà chẳng sợ sếp can thiệp vì giờ đây chính bạn đóng vai trò làm sếp của mình.

Thứ ba, bạn hoàn toàn có thể thay đổi phong cách làm việc thậm chí là loại hình, tính chất công việc... sau khi đã cảm thấy "chán" một dạng công việc nào đó.

Thứ tư, khi bạn đã là một Freelancer được biết đến và tin cậy thì việc bạn nắm được những hợp đồng lớn, bỏ túi vài ngàn đô chỉ trong một tháng sẽ trở nên dễ dàng. Thực tế cho thấy nhiều công ty sẵn sàng trả công khá cao cho những Freelancer phù hợp với công việc mà họ đang thiếu người. Mức thu nhập hàng tháng của một Freelancer cao gấp hai, ba lần so với các đồng nghiệp làm toàn thời gian cũng là chuyện bình thường. Sau một lần “trúng quả” như thế, bạn có thể vi vu du lịch đâu đó cả tuần lễ nghỉ xả hơi mà chẳng phải bận tâm đến việc nộp đơn xin phép ai.

Thứ năm, nếu có một nhóm bạn cùng làm việc theo kiểu Freelancer thì thật quá tuyệt. Việc trao đổi công việc, ý tưởng, hỗ trợ nhau sẽ đạt được mức tối đa. Mỗi người trong nhóm cũng sẽ phát huy hết khả năng và tinh thần trách nhiệm của mình với công việc.

Ưu điểm thứ sáu mà nghề Freelancer mang lại đó chính là việc mở mang các mối quan hệ, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm làm việc độc lập cũng như sự tự giác của bạn

Và... khó khăn chồng chất

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, Freelancer cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với không ít những khó khăn và rủi ro.

Khi đã là một Freelancer, có nghĩa là bạn được tự do nhưng bạn phải biết cách sử dụng sự tự do ấy đạt hiệu quả tối đa. Mọi gánh nặng trách nhiệm đều trút lên vai bạn, bạn vừa làm chủ, vừa làm công cho chính mình, lại kiêm thêm kế toán thu chi và hàng trăm việc lặt vặt khác. Nếu thiếu kỷ luật, không khéo quản lý về thời gian và công việc, mọi kế hoạch của bạn sẽ bị phá sản từ lúc nào không biết.

Rủi ro tiếp theo là bạn không được hưởng mức lương ổn định cùng những phụ cấp, đãi ngộ của công ty nào cả, hoặc nếu bạn thất bại trong một kế hoạch gì đấy, không ai khác ngoài chính bạn phải chịu trách nhiệm tất cả thiệt hại, và dĩ nhiên điều này sẽ ảnh hưởng khá lớn đến uy tín của bạn. Có lẽ vì vậy mà không ít người gọi Freelancer là nghề “không có hậu”, không có sự bảo đảm cho tương lai.

Nếu bạn làm việc ổn định tại một công ty lớn thì thương hiệu của công ty cũng chính là thương hiệu của bạn. Nhưng khi làm Freelancer, bạn sẽ phải tự xây dựng thương hiệu cho chính mình. Chính vì thế nếu bạn chưa được nhiều người biết đến hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm, khả năng tìm kiếm khách hàng sẽ trở nên khó khăn hơn.

Làm sếp của bản thân cũng có nghĩa là bạn phải quyết đoán, tự giác và nghiêm khắc với chính mình. Nếu bạn là nhân viên của một công ty, sai lầm của bạn có thể được cấp trên phát hiện ra trước khi thành sản phẩm giao cho khách hàng, làm Freelancer, bạn phải trở thành "tỉnh táo viên" của chính mình. Nếu phạm sai lầm, bạn có thể lâm vào tình trạng "ế ẩm" trong một thời gian dài.

Quan trọng nhất, Freelancer đồng nghĩa với vốn sống, bề dày kinh nghiệm và chuyên môn sâu trong công việc. Hiếm ai vừa tốt nghiệp đã trở thành một Freelancer giỏi. Muốn vậy it nhất, bạn cũng phải trải qua vài năm trong một vài công ty lớn nhỏ, có những sản phẩm chất lượng tốt, đạt đến độ chín nhất định về nghề nghiệp, tạo được biên độ quan hệ rộng song song với việc hoàn thiện hàng loạt kỹ năng về thuyết trình, làm việc nhóm với các Freelancer khác trong cùng dự án...

Ngay cả khi đã là những Freelancer dày dạn kinh nghiệm, sẽ có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi sau quãng thời gian "lăn lộn" với nghề, khi thì công việc không xuể, phải chạy đua với thời gian đến mức làm qua quýt ẩu tả mất cả uy tín, lúc lại ngồi không, chẳng kiếm được đồng nào suốt mấy tháng trời. Hơn nữa, ngày càng nhiều cạnh tranh trong nghề Freelancer, thậm chí có cả chuyện phá giá, giành mối, nhận việc với giá rẻ mạt...

Tóm lại bản thân công việc Freelancer không có gì sai, vấn đề là lựa chọn của bạn có đúng hướng và phù hợp với bản thân không. Nếu là người thích phiêu lưu và cá tính mạnh, đủ bản lĩnh đối phó với những biến cố, có thể Freelancer sẽ là con đường thích hợp với bạn. Còn nếu bạn mong muốn cuộc sống êm đềm, công việc và thu nhập ổn định, thì hãy chung thủy với lựa chọn “người của công ty”. Được và mất, đá hộc hay hoa hồng, tùy thuộc vào bạn.

Những vấn đề cần lưu ý khi trở thành Freelancer

Tài chính (Finances): Đây là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu mà bạn cần phải quan tâm khi bắt đầu quyết định trở thành một Freelancer. Bạn phải chắc chắn luôn có đủ tiền trong tài khoản để có thể giúp bạn trụ vững khi "ế ẩm".

Môi trường làm việc (Working Environment): Nếu bạn có một môi trường làm việc thoải mái ở nhà thì đó là tốt nhất. Tuy nhiên sẽ thật tiện lợi nếu ngoài nhà ra bạn còn có thể tận dụng bất cứ nơi đâu làm thành văn phòng làm việc.

Portfolio: Khi là một Freelancer, tập portfolio sẽ thể hiện bạn và công việc của bạn. Nếu là một người phát triển phần mềm thì nó lại càng cần thiết phải có trong tay. Nó giúp bạn nhấn mạnh dự án mới nhất bạn làm, kỹ thuật của bạn, ngôn ngữ bạn sử dụng, công cụ bạn dùng, và kiến thức bạn đã học. Hãy bảo vệ những tác phẩm của mình, phát triển nó cũng như phát triển kỹ năng bản thân mình.

Các kỳ nghỉ (Holidays): Sau khi hoàn thành một số dự án, hãy tính đến thời gian để nghỉ ngơi. Nó giúp tinh thần bạn thoải mái trở lại, nghĩ ra được thêm những ý tưởng mới...

Nỗi sợ hãi (The Fear): Mọi người đều sợ hãi ở một số vấn đề: Sợ sẽ không có thu nhập trong một thời gian dài, hoặc sợ không có việc để làm. Không sao đâu, những khoảng thời gian như vậy, hãy dành thời gian đó để phát triển những kỹ năng mới hoặc đi du lịch thư giãn...
VNJobs
www.saga.vn| Theo HerVietnam

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Thông tin dành cho người khuyết tật

Máy tính nhỏ - Niềm vui lớn cho Người khuyết tật

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vưc công nghệ thông tin, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện không sử dụng đến những chiếc máy vi tính cũ đã khá lạc hậu tuy nhiên sử dụng cơ bản vẫn tốt ...!!!

2013-12-12 15:39:20

Đứng dậy để tạo cảm hứng cho người khác

Sri Lestari không muốn khuyết tật ngáng bước chân mình. Nỗ lực làm lại cuộc đời của người phụ nữ kém may mắn này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật tại Indonesia.

2013-08-13 09:52:17

Khảo sát thị trường

Bạn tìm việc trực tuyến như thế nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
 Tôi không tìm việc trên mạng trực tuyến
 Vào trực tiếp trang web của các công ty
 Sử dụng các công cụ mạng xã hội (ví dụ Twitter, social media groups, etc)
 Sử dụng lưu tìm kiếm/ thông báo việc làm trên các trang web
 Gõ vào công cụ tìm kiếm của các trang web việc làm
 Gõ vào các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, etc...)