6 cách loại bỏ thói quen trì hoãn trong công việc

Một số người thường đợi đến khi gần hết thời gian hoàn thành dự án mới ’cuống cuồng’ làm việc. Theo Joseph Ferrari-Giáo sư tâm lý học tại Đại học Depaul, sự trì hoãn trong công việc thường xuất phát từ sự lười biếng hơn là không có khả năng. Một nhân viên được đánh giá là lười biếng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
6 cách loại bỏ thói quen trì hoãn trong công việc

Vì vậy, việc từ bỏ thói quen này là điều rất quan trọng và cần thiết.

Trang USNews đã giới thiệu 6 cách để đối phó với ’căn bệnh’ này:

1. Chỉ ra tác hại

Nếu một nhân viên dưới quyền của bạn là người luôn có thói quen trì hoãn trong mọi việc được giao, hãy phân tích cho cô ấy hiểu tác hại của hành động đó.

"Bạn cần giúp người đó nhận thấy rằng họ đã thất bại, và đó chính là kết quả từ hành động trì hoãn của họ...Điều bạn mong muốn là nhân viên của mình nhận ra rằng họ đã phạm phải sai lầm và đó là một thói quen không tốt. Vì vậy hãy thành thật giúp họ nhìn thấy khuyết điểm.", Ferrari nói.

2. Nhấn mạnh đến phần thưởng hơn là sự trừng phạt


Nhà quản lý nên nhấn mạnh đến những lợi ích mà nhân viên sẽ nhận được khi hoàn thành dự án trước thời hạn như nhận được phần thưởng từ công ty, có cơ hội thăng tiến hay đơn giản chỉ là khiến mọi người tin tưởng và đánh giá cao hơn.

3. Học tập những người không bao giờ trì hoãn


Làm việc cũng với những người luôn hoàn thành công việc của mình đúng thời hạn sẽ giúp bạn học tập được thói quen của họ.

4. Chia nhỏ nhiệm vụ lớn

Nếu một dự án quá lớn làm bạn thấy nản lòng, hãy chia nhỏ nó và tập trung hoàn thành từng phần một. Juie Morgenstern -nhà tư vấn về năng suất lao động khuyên bạn nên thực hiện quá trình 3 bước bao gồm: xác định mục tiêu, tham khảo ý kiến từ sếp hoặc những đồng nghiệp có chuyên môn, lập bản dự thảo sơ bộ về chiến lược của bạn. Hoàn thành nhiệm vụ từng bước tại từng thời điểm sẽ giúp bạn có cảm giác đang hoàn thành và tạo động lực cố gắng đạt được mục tiêu cuối cùng.

5. Đặt mình dưới áp lực


Bạn thấy mình không cần phải vội vàng cho dù thời gian để thực hiện công việc là khá ngắn. Nhưng thực tế, nếu bạn cứ ’ung dung’ như vậy, bạn sẽ lãng phí rất nhiều thời gian. Trong nhiều trường hợp áp lực chính là động lực để đạt tới thành công.

6. Hạn chế sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông


Đừng để Facebook hay Twitter ảnh hưởng đến công việc của bạn. Ferrari thừa nhận rằng việc thường xuyên sử dụng các mạng xã hội sẽ làm cho thói quen trì hoãn trở nên tệ hơn. Vì vậy, trong thời gian thực hiện dự án, hãy hạn chế tối đa thói quen truy cập mạng xã hội hay các trang thông tin giải trí khác của bạn.
Theo NDHMoney/USNews

Nhà tuyển dụng hàng đầu

Thông tin dành cho người khuyết tật

Máy tính nhỏ - Niềm vui lớn cho Người khuyết tật

Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vưc công nghệ thông tin, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện không sử dụng đến những chiếc máy vi tính cũ đã khá lạc hậu tuy nhiên sử dụng cơ bản vẫn tốt ...!!!

2013-12-12 15:39:20

Đứng dậy để tạo cảm hứng cho người khác

Sri Lestari không muốn khuyết tật ngáng bước chân mình. Nỗ lực làm lại cuộc đời của người phụ nữ kém may mắn này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật tại Indonesia.

2013-08-13 09:52:17

Khảo sát thị trường

Bạn tìm việc trực tuyến như thế nào? (có thể chọn nhiều câu trả lời)
 Tôi không tìm việc trên mạng trực tuyến
 Vào trực tiếp trang web của các công ty
 Sử dụng các công cụ mạng xã hội (ví dụ Twitter, social media groups, etc)
 Sử dụng lưu tìm kiếm/ thông báo việc làm trên các trang web
 Gõ vào công cụ tìm kiếm của các trang web việc làm
 Gõ vào các công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, etc...)