5 lý do khiến bạn không hài lòng với thăng tiến trong sự nghiệp
Sự bất đồng với sếp về kỹ năng của mỗi người, giá trị mà người đó đóng góp cho tổ chức là những điều gây ra căng thẳng. Với nhiều người, những căng thẳng này làm mất đi động cơ thúc đẩy công việc.
Không thỏa mãn với thăng tiến trong nghề nghiệp thường không phải thứ gì đó có thể đổ lỗi cho công ty hay cho sếp của bạn. Đôi lúc, đó chỉ là tình trạng không tốt về tinh thần của mỗi người, nhưng quan trọng hơn, người lao động cần phải nhìn lại chính họ để tìm ra những rào cản cho sự thăng tiến trong nghề nghiệp. Dưới đây là một vài điểm đáng lưu ý:
1 – Bạn không xác định được thực sự cái mà bạn muốn. Bước đầu tiên để đạt được những gì bạn muốn là có một mục đích rõ ràng với từng bước đi cụ thể sẽ đưa bạn tới thành công. Hiểu rõ bạn muốn đi tới đâu trong nấc thang nghề nghiệp giúp bạn cảm thấy công việc có ý nghĩa hơn.
Nếu thăng tiến nghề nghiệp không quá quan trọng với bạn và bạn không tìm được, hay xác định được bất cứ mục tiêu nào, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu sếp tiếp tục để bạn ở vị trí hiện tại mà chẳng hề có sự cất nhắc nào. Còn nếu bạn đã có một mục tiêu trong đầu và sẵn sàng để nỗ lực chứng tỏ bản thân với những công việc trách nhiệm hơn, bạn đã có thêm cơ hội cho việc thăng tiến.
2 – Bạn chưa từng nói chuyện về nghề nghiệp với sếp của mình. Mặc dù những tổ chức tốt nhất luôn tỏ ra là người bạn đồng hành với nhân viên của họ trong việc phát triển sự nghiệp, nhưng điều quan trọng là bạn – một nhân viên phải thể hiện sự chủ động trước. Sau khi bạn có những mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và chuẩn bị những sứ mệnh nghề nghiệp cho cá nhân, bạn phải chia sẻ điều đó với những người trong công ty, họ có thể giúp các mục tiêu của bạn thành công. Không ít người đã quá kiệm lời về những mong muốn của mình, và điều đó làm hại bản thân họ. Đằng sau thực tế này, nhiều nhà quản lý và các ông chủ nói rằng họ không hề biết gì về việc một số người muốn có thêm trách nhiệm trong công việc. Bạn có thể nghĩ rằng những gì bạn nghĩ và mong muốn thể hiện qua hành động mà bạn làm, nhưng trong hầu hết các trường hợp, mong muốn về nghề nghiệp cần phải được thảo luận riêng rẽ.
3 – Bạn không tham vọng về công việc của bản thân – Không phải ai cũng may mắn để theo đuổi đam mê của bản thân. Nhiều khi những việc mà bạn muốn làm vì đam mê không giúp gì nhiều cho cuộc sống của bạn. Ví dụ như, nếu bạn ham thích nghệ thuật và công việc duy nhất của bạn là vẽ nên những bức tranh phong cảnh đẹp, sẽ thật khó cho bạn để cạnh tranh với những người khác và kiếm được một mức thu nhập tốt. Nếu niềm đam mê của bạn cũng đồng thời trong những lĩnh vực được trả lương cao, như kỹ sư chẳng hạn, bạn có nhiều cơ hội hơn. Thật đơn giản để hiểu rằng, hầu hết mọi người cố gắng thỏa mãn các tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng mong muốn, và mọi người thường cố gắng chọn những công việc họ có thể đạt được, trong khi coi nhẹ sở thích cũng như đam mê của bản thân.
Và khi bạn đã không có đam mê với công việc mình đang làm, sẽ rất khó để tự thân bạn tạo được động lực hợp lý cho chính mình chứ chưa nói đến việc gây ấn tượng với cấp trên của bạn, họ đòi hỏi nhiều hơn ở trách nhiệm cũng như sự vượt trội của bạn. Vì thế, hãy tìm một vài thứ mà bạn thực sự thích thú và đam mê với công việc của mình, thậm chí đó không phải là những thứ thuộc về bản chất công việc.
4 – Bạn chưa xác định rõ ràng vì sao bạn xứng đáng được nhiều hơn - Một số người chỉ thích nói về bản thân họ, rõ ràng đó có thể coi là khoe khoang. Không may cho họ, sếp thường rất bận bịu và không có nhiều thời gian để biết hết tất cả những gì mọi người làm, và những thứ tốt đẹp được phô ra cũng không là ngoại lệ.
Có vẻ như chúng chỉ có tác dụng vào những buổi lễ tổng kết hoạt động cả năm nếu công ty bạn có tổ chức, may ra sếp của bạn mới có thể để ý tới những gì bạn nói, nhưng sự phô trương này cũng không đem lại cho bạn điều gì vì, các cấp quản lý của bạn đã quyết định việc bạn được cất nhắc lên một ví trị cao hơn hay không từ trước đó rồi.
Vì thế, hãy cố gắng để có một khoảng thời gian mà sếp có thể nhìn lại công việc của bạn ngoài những thời gian định kỳ. Thậm chí nếu việc nói chuyện về những vấn đề này là chỉ mang tính thân mật, bạn cũng cần khéo léo để cho sếp của mình biết rằng bạn đang làm tốt và những kết quả của bạn không phải ngay lập tức có thể thấy được với một nhà quản lý bận rộn, đơn giản vì họ phải quan tâm tới nhiều người khác nữa.
Bạn cũng cần tạo được sự kết nối với sếp của mình. Nhớ là không chỉ giải thích bạn đã làm được gì, cái cần hơn là chỉ cho quản lý của bạn thấy rằng những việc làm của bạn ảnh hưởng tốt như thế nào đến công việc chung.
5 – Bạn không trao đổi vấn đề trực tiếp với những người ra quyết định. Không có gì khó hiểu nếu bạn có thể thảo luận những vấn đề đúng nhưng sai đối tượng tiếp cận. Ở một công ty, bạn biết rằng người giám sát trực tiếp của bạn có thành ý để thúc đẩy vị trí của bạn, nhưng anh ta không phải là người có thể giúp bạn đến được vị trí mà bạn muốn. Bạn cần giao tiếp rộng hơn để tiếp cận với cấp trên của anh ta, nhưng không phải là cấp quản lý trực tiếp, mà là “sếp của sếp” anh ta, hai tầng trong môt sơ đồ tổ chức. Điều này có thể khiến bạn “choáng” khi bạn tìm cách tiếp cận với quản lý cấp cao hơn để nói chuyện về việc thăng tiến của bạn. Vì bạn không thường xuyên làm việc với họ, nhưng rất có thể những người quản lý này mới cần biết về mục đích của bạn và khao khát mà bạn có. Họ cần biết bạn đã thành công như thế nào và muốn thấy sự đam mê của bạn.
Ngoài tất cả những lý do trên, một số thứ khác có thể làm bạn cảm thấy không hài lòng với thăng tiến nghề nghiệp. Có thể công ty đó không phải là một nơi thể hiện tốt cho bạn. Có thể những nhà quản lý thiên vị những người khác. Cũng không loại trừ bạn sẽ thành công hơn nếu bạn làm việc cho chính bản thân mình v.v…Tuy nhiên, hơn là chỉ nhìn vào các nhân tố bên ngoại, hay nhìn lại chính bản thân bạn. Nếu bạn tin rằng con đường sự nghiệp mà bạn đang đi là đúng đắn và bạn đang bị đánh giá thấp, bạn có thể thay đổi phương pháp mà bạn đã làm từ trước đến nay để đến gần hơn với thành công.
HRM (Nghệ An)
H&H International StrategyNhân viên thiết kế
Công ty TNHH VGB VinaTrưởng phòng Nhân sự
H&H International StrategyChuyên viên Nhân sự
H&H International StrategyHR SUPERVISOR
H&H International StrategySale Manager (Khu vực miền ...
H&H International StrategyChủ nhiệm Rập giày/dép làm ...
TNHH Jia HsinNhân viên kinh doanh
Công Ty Cổ Phần Công ...Kế toán tổng hợp
Công Ty Cổ Phần Thương ...KỸ SƯ IN 3D
TNHH ECOLIFENhân Viên Thiết Kế Đồ ...
TNHH ECOLIFENhân viên Kinh doanh
Công Ty Cổ Phần Thẻ ...
Nhân Viên Kế Toán Tổng ...
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VINAnhân viên
harukoNhân viên
MACA VIỆT
-
Chuyên viên logistics là người khuyết tật
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT LOTUS VIỆT NAM -
Kế toán
Áo thun giá sỉ D&LI -
NHẬN ĐÀO TẠO HỌC VIÊN IT ( LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT, NGƯỜI NGHÈO, MỒ CÔI )
HC Computer -
Tuyển học viên IT
HC Computer -
SALES ADMIN (LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT)
JobsVietnam’s Client -
NHÂN VIÊN VẼ 3D (LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT)
JobsVietnam’s Client -
JOBS FOR THE VISUAL IMPAIRED
JobsVietnam’s Client -
Hướng dẫn viên Ẩm thực (Food Guide)
JobsVietnam’s Client -
Kế Toán
JobsVietnam’s Client -
NHÂN VIÊN CALL CENTER
JobsVietnam’s Client -
Làm nữ trang
JobsVietnam’s Client -
Thu ngân
JobsVietnam’s Client
Thông tin dành cho người khuyết tật
Máy tính nhỏ - Niềm vui lớn cho Người khuyết tật
Có thể thấy, xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vưc công nghệ thông tin, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có điều kiện không sử dụng đến những chiếc máy vi tính cũ đã khá lạc hậu tuy nhiên sử dụng cơ bản vẫn tốt ...!!!
Đứng dậy để tạo cảm hứng cho người khác
Sri Lestari không muốn khuyết tật ngáng bước chân mình. Nỗ lực làm lại cuộc đời của người phụ nữ kém may mắn này đã tạo cảm hứng cho hàng triệu người khuyết tật tại Indonesia.